Tổng quan văn hóa Hình_tượng_con_cáo_trong_văn_hóa

Trên thế giới

Bộ phim hoạt hình "Cáo và chó săn"

Cáo xuất hiện ở 42 trong tổng số 358 câu chuyện ngụ ngôn của Aesop. Trong thần thoại của nền Văn minh Lưỡng Hà giai đoạn sơ khai, nó là một trong những con vật linh thiêng và là sứ giả của nữ thần Ninhursag. Những người Moche cổ ở Bắc Peru thường mô tả cáo trong nghệ thuật như là một chiến binh khôn ngoan bậc nhất. Trong thần thoại Scotland thì Dia Griene là con gái của Thần Mặt trời bị giam giữ dưới Địa Ngục nhưng thường lẻn trở lại trần gian trong hình dạng một con cáo, chi tiết văn hóa này dẫn đến con cáo được coi là biểu tượng của sự biến đổi[1].

Con cáo là tâm điểm trong nhiều tín ngưỡng dân gian từ thời Đế chế Inca. Trong các câu chuyện dân gian của người Inca, cáo được coi là kẻ lừa dối và kín đáo, Tại Brazil thì loài cáo ăn cua (Cerdocyon thous) bị coi là đem lại những chuyện xui xẻo ở Brazil, nhiều nơi ở Brazil, cáo ăn cua bị coi là loài vật nham hiểm, đem đến toàn điều xui xẻo, vì là loài thú ăn tạp cho nên việc chúng đi kiếm mồi vào mùa mưa và hay mò bắt ăn cua trên vùng đồng bằng ngập nước tạo ra xung đột với con người và con người ta không tin tưởng các loài vật đe dọa đến gia súc, gia cầm của họ và coi chúng là đối thủ cạnh tranh trong cuộc săn mồi[3].

Hình ảnh của cáo trên các mặt nạ biểu diễn thường dùng các màu đỏ, vàng, cam hoặc thêm chi tiết răng nanh sắc nhọn để gây ấn tượng về bản tính hung ác, nham hiểm. Trái ngược với cáo, các màu nhẹ nhàng như hồng, xanh lá, vàng thường gắn với nhân vật thỏ, và chim thể hiện sự nhẹ nhàng, tâm hồn thanh cao của chúng. Nhưng trong bộ phim Zootopia thì cáo đã biết hoàn lương, điển hình Nick Wilde thì trở thành cảnh sát cáo đầu tiên và Gideon Gray trở thành thợ làm bánh được kính trọng. Con cáo cũng là nhân vật chính trong loạt truyện "Domino - Truyện Một Con Cáo Nâu Đen" hay bộ phim hoạt hình The Fox and the Hound (Chú cáo và chó săn) của Walt Disney với nhân vật chính là chú cáo Tod. Nhà văn Dương Thụy có tác phẩm "Cáo già, gái già và tiểu thuyết diễm tình".

Hình tượng cáo

Nhắc tới cáo, nhiều người nghĩ ngay tới con vật gian trá, độc ác trong các câu truyện cổ tích nên có lẽ cũng là lý do khiến rất ít người có thiện cảm với con vật này[4]. Người Châu Á quan niệm cáo là biểu tượng của sự quyến rũ tên gọi Hồ ly tinh hay Hồ ly chỉ cáo thành tinh trong các câu chuyện dân gian, truyền thuyết (trong tiếng Hán–Việt thì "hồ ly" nghĩa là cáo, còn "tinh" là từ chỉ các yêu quái đã tu luyện). Tại các nước Đông Á, chuyện về hồ ly đều mang tính hoang đường, huyễn hoặc, thường liên quan đến ái tình. Người Hồng Kông cung kính, thờ phụng Yêu hồ, họ thường dâng trứng gà làm lễ vì cho rằng Hồ ly rất thích ăn loại thực phẩm này. Hồ ly thường sống theo bầy đàn, kẻ đứng đầu gọi là Hồ cung chủ, chúng thường là con vật giống cái.

Một con cáo với đôi mắt xếch, mõm dài, tai nhọn

Hồ ly tinh biến hình thành mỹ nhân nhan sắc tuyệt trần có sức quyến rũ kỳ lạ, thu hút nam nhân, sự mê hoặc sai trái của Yêu hồ bị người đời căm ghét và khuôn mẫu phản diện cho nó, thể hiện bản tính nham hiểm, xảo trá. Cái ác của cáo là hiện thân của yêu ma quỷ dữ, gieo rắc nỗi kinh hoàng cho con người, là sự quyến rũ nạn nhân để hút linh hồn (tinh khí), ám ảnh và phá hoại thường dân, vào ban đêm hồ yêu sẽ biến hình thành người, rình rập trên những mái nhà, con đường, ngõ nhỏ gọi tên nạn nhân rồi xử lý họ một cách tàn nhẫn. Người dân xưa thường đốt bùa giấy, trộn tro đó vào trà uống để tránh bị hồ ly quấy nhiễu. Hồ ly trong chốn cung đình là hiện thân của "hồng nhan họa thủy", chúng sẽ biến hình thành mỹ nhân tuyệt sắc quyến rũ, khuynh đảo bậc đế vương để gây họa khiến vương triều sụp đổ, muôn dân sống trong cảnh lầm than.

Chuyện cáo hóa người sau đó vướng lưới tình dẫn đến kết cục là bi kịch, mang màu màu sắc ma mị trong truyền thuyết, huyền thoại và là biểu tượng của cái tốt như câu chuyện trong Liêu trai chí dị với nhân vật Hồ yêu mang đậm nhân tính hơn là yêu ma, có niềm khao khát, cảm nhận ái tình. Trong văn học, nghệ thuật Hồ ly còn được khắc họa lãng mạn hóa với hình tượng yêu nữ dám vượt qua định kiến để có được tình yêu, sẵn sàng hiến dâng tính mạng, công lực tu luyện nghìn năm để biết hạnh phúc khi ở trong hình hài của người phàm. Hình tượng loài cáo trong quan niệm của người Nhật mang hàm ý về sự mâu thuẫn trong hành vi, nhân cách. Nó có lúc nhân từ (mặt tốt), và cũng có mặt ác ý (mặt xấu). Dù loài cáo cũng được biết đến là một biểu tượng của sự gian xảo, nhưng trong dân gian Nhật Bản, những chú cáo tinh tường sẽ đi trừng phạt những kẻ tham lam, khoác lác, cũng có câu chuyện về những con cáo có thể biến thành một thiếu nữ xinh đẹp bị lạc đường cần sự giúp đỡ và sau đó sẽ báo đáp.

Có truyền thuyết kể rằng nếu một người tặng lễ vật cho một linh hồn cáo thì có thể biến nó trở thành bề tôi. Cáo cũng nổi tiếng là những tên trộm khéo léo. Vào thời xưa, nếu hộ gia đình nào nuôi cáo có thể bị tố cáo là ăn trộm hay là thực hiện các loại tà thuật. Còn nhà giàu có thì bị cho là đã thực hiện giao ước với linh hồn cáo. Cũng có các câu chuyện dân gian kể rằng, loài cáo thích biến hình để lừa con người, nó có thể hóa thành các thầy tu để lừa dân làng, hoặc biến thành một người phụ nữ xinh đẹp để dụ dỗ đàn ông. Những hiện tượng tự nhiên trái mùa như mưa giữa ngày nắng được miêu tả những trò ngịch ngợm của cáo. Kitsune(狐-cáo) và Tanuki(狸-lửng chó Nhật Bản) được gọi là Hồ ly (Kori-狐狸), sau đó, chúng mới trở thành kẻ địch, đối đầu nhau và đều biết biến hình.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hình_tượng_con_cáo_trong_văn_hóa https://www.bbc.com/vietnamese/vert-earth-51426712 https://en.wikipedia.org/wiki/Bee_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Cicada_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Coyote_(mythology) https://en.wikipedia.org/wiki/Emmet_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Fictional_depictions... https://en.wikipedia.org/wiki/Ged_(heraldry) https://en.wikipedia.org/wiki/Giant_squid_in_popul... https://en.wikipedia.org/wiki/Human_interactions_w... https://en.wikipedia.org/wiki/Human_uses_of_living...